Đâu là những dấu hiệu cơ thể cho thấy bạn cực kì ghét công việc của mình?

0
790

Bất cứ ai rồi cũng đều có những ngày làm việc tồi tệ, công việc quá chán nản hay căng thẳng, những người sếp thích ra lệnh hay không thấu hiểu, những đồng nghiệp thích mách lẻo khó ưa,… Thế nhưng, nếu như những ngày tồi tệ ấy cứ tiếp tục kéo dài, bạn nên cân nhắc về việc thay đổi công việc của mình, bởi một sự mất cân bằng trong công việc sẽ ảnh hưởng tệ đến cơ thể của bạn. Và nếu bạn sở hữu những dấu hiệu sau trong một khoảng thời gian, điều này đồng nghĩa với việc bạn cảm thấy mệt mỏi với công việc của mình, và đã đến lúc để cân nhắc lại các lựa chọn của mình:

Bạn không thể ngủ

Nhà phân tích tâm lý lâm sàng Monique Reynolds đến từ trung tâm Lo âu và Thay đổi hành vi có trụ sở tại Maryland, Mỹ cho biết rằng một trong những dấu hiệu đầu tiên cho một công việc khiến bạn ngột ngạt, đó chính là những đêm mất ngủ. “Mọi người chia sẻ rằng họ không thể ngủ vì tâm trí họ vẫn đang chạy đua về những công việc vào ban ngày hoặc chỉ đơn giản là họ không thấy thanh thản. Họ thức dậy vào lúc nửa đêm chỉ để suy nghĩ về danh sách những việc cần làm vào sáng hôm sau”.

Một vài đêm không yên giấc có thể không phải là vấn đề to tát, nhưng nếu nó tiếp diễn mỗi ngày và trở thành một chuỗi ngày dài nối tiếp, điều đó chính là dấu hiệu rõ ràng cho việc căng thẳng trong công việc của bạn đã trở thành một “liều thuốc độc” cho cơ thể của bạn.

Bạn bị đau đầu

Cơ bắp trong cơ thể bạn sẽ căng lên để bảo vệ cơ thể bạn tránh khỏi các chấn thương. Và khi bạn xem nơi làm việc của mình là một nơi nguy hiểm, hay mệt mỏi, suy nghĩ ấy sẽ khiến cho các cơ bắp trong người bạn luôn trong tình trạng “thắt chặt”, Hiệp hội Tâm lý Hoa Kì cho biết. Vậy nên, các sự căng thẳng gây nhức mỏi ở cổ, vai hay chứng đau nửa đầu và đau đầu mãn tính có thể bắt nguồn từ sự căng thẳng và sự sợ hãi của bạn khi đối diện với công việc của mình.

“Căng thẳng tạo ra các triệu chứng sinh lý, mà biểu hiện rõ ràng nhất là các cơn đau” bà Reynolds cho biết.

Trạng thái tinh thần của bạn trở nên tồi tệ

Bà Reynold cho biết tình trạng căng thẳng gia tăng có thể kéo theo các vấn đề sức khỏe tâm thần hiện có. “Sự lo âu của một người trong môi trường làm việc độc hại có thể vượt qua ngưỡng lâm sàng mà một cơ thể có thể chịu đựng”.

asian businessman

Một bài phân tích vào năm 2012 của 279 nghiên cứu khác nhau cho biết rằng những sự bất công tại nơi làm việc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của các nhân viên, khiến họ mắc chứng rối loạn ăn uống, ăn quá nhiều, trầm cảm và thậm chí là nghĩ đến chuyện tự sát.

Bạn bị bệnh thường xuyên hơn

Nếu như bạn bị cảm cúm liên tục, có vẻ không liên quan nhưng hãy cân nhắc lại cảm giác của bản thân bạn về công việc của mình. Căng thẳng mãn tính có thể dẫn tới những tổn hại của hệ thống miễn dịch, điều đó khiến bạn yếu đi và dễ dàng bị bệnh hơn.

Bạn mất hứng thú với tình dục

Cách bạn sử dụng thời gian một ngày của mình phản ánh chính xác nhất những gì bạn coi trọng và đặt sự quan tâm của mình. Khi bạn mang công việc của mình về nhà để tiếp tục hoàn thiện nó, các mối quan hệ của bạn tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng theo. Khi phụ nữ đang phải vật lộn với các căng thẳng về công việc, ham muốn tình dục của họ có xu hướng giảm. Đối với nam giới, các căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến lượng testosterone tiết ra thấp hơn, và họ cũng không có “nhu cầu” như trước.

“Phải có một sự thư giãn nhất định mới khiến cho các cảm giác ham muốn phát sinh. Sau đó, chính là vấn đề thời gian. Nhiều người nói rằng họ không có đủ thời gian để nghĩ đến các nhu cầu sinh lý của mình”.

Bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi

Là một cảm giác mệt mỏi thực sự, như việc bản thân ngồi một mình trong căn phòng tối không có một ánh đèn, không tha thiết cũng không muốn ăn uống hay làm gì, chỉ thấy rã rời. Đó cũng chính là hệ quả của một sự mệt mỏi ăn vào tận xương do không có được một giấc ngủ đủ hay được nghỉ ngơi vào cuối tuần. Các công việc “độc hại” có thể khiến mỗi người kiệt sức, choáng ngợp và quá tải.

Dạ dày của bạn “nổi loạn”

Khó tiêu, táo bón, đầy hơi,… đó là những triệu chứng mà dạ dày của bạn có thể phải chịu đựng khi căng thẳng. Tại sao bạn lại bị đau bụng khi buồn bã hay stress, Kelloway, một người từng tự mình trải nghiệm điều này chia sẻ: “Trong khoảng 6 tháng, tôi bắt đầu nhận thấy rằng vào mỗi chiều chủ nhật, tôi lại bị đau bụng. Nguyên nhân không phải là do triệu chứng mà là thời điểm, bởi đó là khi tôi bắt đầu nghĩ về những việc mình sẽ phải làm vào sáng thứ Hai. Và tất cả cơn đau đều đã biến mất khi tôi nghỉ việc và làm một công việc mới”.

Sự thèm ăn của bạn thay đổi

Khi căng thẳng kéo dài, tuyến thượng thận trong cơ thể sẽ tiết ra và tích tụ cortisol, một loại hormone có thể làm tăng cơn đói. Khi công việc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong một thời gian dài, bạn sẽ lựa chọn thức ăn như một sự an ủi cho bản thân.

Nếu như bạn có nhiều hơn 4 trong 8 triệu chứng sức khỏe trên, đã đến lúc để tự mình đặt ra câu hỏi, rằng liệu bạn có đang thực sự cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với công việc của mình hay không?

Vietnam Airline Sugoi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here