Phong trào #KuToo tại Nhật Bản: Nơi văn phòng không còn xuất hiện những đôi giày cao gót!

0
1449

Một sự kiện gần đây được tổ chức tại Tokyo để nhấn mạnh vào sự vất vả của phái nữ tại văn phòng, những người luôn phải đi giày cao gót tại nơi làm việc như là một đồng phục bắt buộc. Tại sự kiện, một số người đàn ông đã phải nhét chân mình vào những đôi giày cao gót và thử di chuyển, với rất nhiều sự khó khăn và bất tiện. Đây chỉ là một trong những sự mở rộng của phong trào trực tuyến #KuToo.

Hashtag lấy cảm hứng từ kutsu (giày trong tiếng Nhật), kutsuu (nỗi đau) cũng như hiện tượng #MeToo đang nổi tiếng trên toàn cầu kêu gọi bảo vệ phụ nữ khỏi nạn quấy rối tình dục cũng như bạo lực, #KuToo đang làm nên một cơn sốt tại Nhật Bản, với lời kêu gọi hãy giải thoát cho phụ nữ Nhật Bản khỏi những đôi giày cao gót tra tấn họ mỗi ngày tại nơi làm việc!

Những người tổ chức sự kiện với tên gọi “Liệu việc săn việc cùng với một đôi giày thể thoa sẽ được chấp nhận tại Nhật Bản?” đã cho những người đàn ông đi những đôi giày cao gót cao tới 5 phân và yêu cầu họ đi bộ. Trải nghiệm này cho phép nam giới có thể hiểu một phần sự khó chịu và bất tiện với việc di chuyển với một đôi giày cao gót, như việc phụ nữ Nhật Bản vẫn phải làm mỗi ngày.

Sự kiện được tổ chức bởi trang web Change.org để nhằm phản ánh sự cần thiết của giày cao gót tại nơi làm việc, với nhiều quan điểm khác nhau, khi mà việc mang giày cao gót vốn dĩ đã trở thành một quy tắc giao tiếp cũng như một đồng phục tại công sở của Nhật Bản.

“Tôi hi vọng rằng ngày mà phụ nữ không cân phải mang giày cao gót tại nơi làm việc sẽ đến. Tại sao phụ nữ chúng ta phải làm tổn thương đôi chân của mình khi làm việc trong khi đàn ông lại được phép đi giày bệt cơ chứ?” Yumi Ishikawa, 32 tuổi, người tạo ra phong trào #KuToo cho biết.

Phong trào bắt đầu với việc Ishikawa đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình, về việc kết thúc một ngày làm việc với những ngón chân bật máu vì đi giày cao gót cả ngày. Yêu cầu tại văn phòng bắt buộc các nhân viên nữ phải đi giày cao gót quây kín ngón chân cao từ 5 – 7cm, trong khi đồng nghiệp nam của cô lại được đi giày đế bằng.

Sau đó, phong trào #KuToo đã được nổi lên, do chính cô đề xướng, với hơn 18.700 chữ ký trên trang web Change.org. Một số người ủng hộ chiến dịch đã chia sẻ rằng việc buộc phụ nữ đi giày cao gót tại Nhật Bản, một đất nước thường xuyên phải hứng chịu các thảm họa như động đất hay sóng thần có thể gây ra mối đe dọa cho cuộc sống của họ.

Nhật Bản hiện có luật cấm phân biệt đối xử theo giới tính trên một số tiêu chí việc làm như tuyển dụng, thăng chức, đào tạo và gia hạn hợp đồng, tuy nhiên các tài liệu tham khảo về quy định trang phục lại chưa có.

Nguồn: Japan Today

Vietnam Airline Sugoi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here