Chuyến tàu điện chỉ có đàn ông! Giải pháp để tránh bị phụ nữ buộc tội quấy rối ở Nhật Bản

0
26420

Mạng xã hội Twitter của Nhật đang bùng nổ một tranh cãi lớn về vấn đề quấy rối trên tàu điện sau khi 2 người đàn ông chết vì chạy trốn khỏi đám đông do bị buộc tội quấy rối phụ nữ trên tàu. 

Đầu tháng 6 này, một người đàn ông đã chết ở ga tàu điện Aobadai ở Yokohama, Nhật. Ông ấy bị buộc tội quấy rối bởi một hành khách nữ, cô ấy đã nói với nhân viên nhà ga “có thứ gì đó đang chạm vào bên phải thắt lưng của cô ấy” khi cô ấy ở trên tàu. Người đàn ông đằng sau cô ấy nói lời xin lỗi và có ý định bỏ chạy. Người phụ nữ ấy bảo một hành khách nam ấy chặn người đàn ông ấy lại để hỏi chuyện, nhưng người đàn ông bị buộc tội đã bị trượt chân trong lúc chạy và đâm vào đoàn tàu bên dưới. Người đàn ông ấy đã qua đời tại bệnh viện.

Cái chết của người đàn ông này đã gây ra cuộc tranh cãi lớn về vấn đề quấy rối ở Nhật Bản.

Người đàn ông ở Yokohama là trong 2 người đã chết khi chạy trốn bởi việc bị buộc tội quấy rối phụ nữ khi tham gia phương tiện công cộng. 

Chỉ vài ngày sau tai nạn ở ga Aobadai, một người đàn ông đã chết do bị buộc tội nắm tay phụ nữ khi đi tàu điện Tokyo. Một hành khách nữ buộc tội ông ấy với lực lượng chính quyền, người đàn ông trong lúc bị chất vấn đã bỏ chạy từ ga Ueno và sau đó đã bị ngã từ tòa nhà cao 200 mét gần đó, theo báo Asahi.

Đã có 6 vụ đàn ông chạy khỏi ga Tokyo sau khi bị báo cuộc quấy rối phụ nữ trong thập kỉ qua. 

Theo White Paper on Crime, vào năm 2014 có đến 3439 vụ quấy rối hay lạm dụng tình dục được giải quyết bởi trung tâm chống tệ nạn cùng 283 vụ bởi trụ sở chống tội phạm tình dục Nhật Bản.

Những năm gần đây, công ty đường sắt cùng tàu điện ngầm đã ra mắt toa dành riêng cho phụ nữa để tránh việc quấy rối cùng tấn công tình dục. 

Đây cũng là bước đầu trong chiến dịch 2001 “bảo vệ phụ nữ khỏi sự lạm dụng từ những hành khách nam” ở Tokyo

Bộ trưởng bộ giao thông và du lịch đã mô tả toa tàu như “phương tiện thiết kế dành riêng cho phụ nữ từ các công ty đường sắt”

Toa tàu riêng cho phụ nữ hiện đã có mặt khắp Nhật Bản, thường chạy nhiều nhất vào giờ cao điểm ở Nhật.

Tuy nhiên, mối đe dọa vẫn còn đó nên các học sinh trung học đã chế ra các phù hiệu chống quấy rối ở Nhật. 

Một nữ sinh ở cấp 3 ở Nhật Bản cùng mẹ của cô ấy đã quyết định làm tấm thẻ “Đừng thờ ơ trước những bất bình. Quấy rối là tội ác” để cảnh cáo những tên biến thái không đụng vào cô bé.

Có rất ít nạn nhân chịu đưa tội ác ra ngoài ánh sáng. Tamaka Ogawa, tổng biên tập cùng đồng sáng lập công ty kỹ thuật số Press Labo đã nói với AL Jazeera “Khi tôi còn trung học, mọi người đều có thể là nạn nhân và chúng tôi đều nghĩ rằng chẳng thể làm điều gì để chống lại chúng”.

Sau khi cái chết của 2 người đàn ông, Twitter ở Nhật đã có những ý kiến về việc đề xuất phương án toa tàu dành riêng cho đàn ông. 

Dòng bình luận của twitter Fumizo (ふみぞ): Tại sao không thể có ga tàu dành riêng cho những người đàn ông để tránh những chuyện hiểu lầm” 

Twitter của  : Việc hiểu lầm ở tàu điện làm tôi nghĩ đến tình huống những người đàn ông vô tội bị hiểu lầm trong truyện tranh. 

Đã có đến 24,000 lần tweet sau 2 tuần kể từ cái chết của người đàn ông ở ga Aobadai.

“Cho những người phụ nữ nghĩ rằng kể cả việc hít tóc cũng là quấy rối, thì tôi hy vọng các cô cũng sẽ bị bắt khi ngửi mùi cà ri ở cửa hàng và nói “chúng thơm quá”. Twitterのりお chia sẻ. 

“Khi tôi lướt newfeeds, tôi thấy nhiều người đề cập đến việc “Trừ khi có chứng cứ rõ ràng thì phụ nữ mới có quyền buộc tội người khác việc quấy rối” đã vấy lên tôi nỗi sợ hãi bởi những áp lực bắt họ im lặng, cũng giống như việc phụ nữ không thể biện hộ trong những vụ tấn công tình dục”. Theo twitter ふぎさやか

Không chỉ có phụ nữ, một vài cánh đàn ông cũng chia sẻ về kí ức bị quấy rối của mình. 

 

“Cho dù là một người đàn ông cao 180 cm với thể hình to lớn tôi, tôi cũng thể thoát khỏi nạn quấy rối tình dục. Một người đàn ông trung niên đã chạm vào vùng thắt lưng của tôi khi tôi đang trên tàu điện đi Yamanote. Nó vẫn làm tôi bật khóc khi nhớ lại chúng.”

“Sau khi bị quấy rối, tôi đã rời khỏi ga Shibuya và chạy đến đồn cảnh sát, nhưng tôi vẫn cảm thấy ai đang bám theo mình cả nửa chặng đường. Tôi thật sự sợ hãi. Với đối tượng yếu ớt cùng nhỏ bé như phụ nữ thì nỗi sợ quấy rối của họ còn nghiêm trọng hơn. Thế nên tôi rất ngưỡng mộ những cô gái dám đứng lên chống lại nạn xâm hại tình dục.” Twitter snufchan 

Không chỉ có Twitter, BuzzFeed News cũng làm cuộc phỏng vấn với các hành khách ở ga Shibuya về vấn đề này. 

Mana và Yui, học sinh 14 tuổi từ Yokohama cho rằng việc chia toa tàu về cần thiết.

“Em nghĩ nên phân chia toa tàu, bởi vì chúng em rất cần có toa dành riêng cho phụ nữ” ,”Bạn của em cũng từng bị quấy rối và cô ấy rất sợ hãi. Em cũng rất sợ khi phải đi lên tàu đông người”.

Yui chia sẻ rất khó chịu khi phải mặc quấn ngắn vào mùa hè. “Em bị nhìn chăm chằm đến 3 lần. Em rất sợ”.

Yuki Kamata-sinh viên đại học Osaka thì không phản đối hoàn toàn việc xây toa tàu cho đàn ông nhưng lại thấy toa tàu này không cần thiết.

“Vấn đề này phụ thuộc ý thức nhìn nhận của mọi người”.

Ông Fukuda, một người đàn ông 69 tuổi đã nghỉ hưu cho rằng ông không muốn đi tàu vào lúc đông người bởi vì ông không muốn mọi người nghĩ ông là kẻ quấy rối, bởi vì ông đã bị buộc tội 2 lần.

“Chuyện xảy ra khi tôi đứng sau 1 học sinh tiểu học, cô bé nghĩ rằng tôi đang quấy rối cô bé, nên cô bé ra sức đẩy tôi về đằng sau nhưng lúc ấy tàu đang đông, làm sao tôi có thể lùi lại được”, “Tôi thấy toa tàu cho đàn ông không cần thiết. Vấn đề ở chỗ là chúng ta không nên quấy rối người khác.”

 

 

 

Vietnam Airline Sugoi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here