Sự thật về chốn lao tù ở Nhật: Phạm nhân sẽ không biết mình sẽ bị hành hình vào lúc nào!

0
6655

Không giống như những nơi khác, ở Nhật nhà tù rất sạch, an toàn đến nỗi nhiều người già cô đơn còn chọn nơi này làm chốn dung thân. Tuy nhiên, những cựu phạm nhân của “địa ngục dịu dàng” này lại tiết lộ rằng ở đây có nhiều điều tàn nhẫn mà ít ai biết đến, 1 hình thức tra tấn cả thể xác lẫn tâm hồn.

Biểu đồ tội phạm ở nhiều nước

Tiếng thét trong câm lặng

Hầu hết các cựu phạm nhân đều nói luật lệ ở nơi đây cực kì khắc nghiệt. Họ không được phép nhìn vào mắt của cai tù, hoặc nếu được phép thì họ cũng chỉ được phép cười nhẹ. Nói chuyện với nhau cũng sẽ bị cấm, và chỉ được đọc sách khi được cho phép. Đôi khi các phạm nhân chỉ có thể giải khuây bằng cách gấp giấy lại thành 8 và mở chúng ra và gấp lại lần nữa.

Toshio Oriyama ,chủ nhà hàng đã từng bị kết án 22 năm tù vì tội giết người (tuy nhiên ông khẳng định mình không phạm tội), chia sẻ “Bạn không được tự do làm bắng cứ điều gì trừ việc thở”. Ông cho biết “Kể cả đứng cũng phải xin phép quản tù”. Toshio nói rằng ông phải ngồi xếp bằng vào mọi lúc và nhiều khi những chỗ hằn do ngồi bị lở loét (do phải ngồi cùng 1 vị trí trong thời gian dài). Hình phạt dành cho những phạm nhân phổ biến ở đây là biệt giam, nơi tù nhân sẽ phải ngồi đối diện với cửa trong thời gian dài. Có 2 người đã từng treo cổ tự tử vì phạm lỗi và đánh mất vị trí tù nhân có quá trình cải tạo tốt để được khoan hồng.

Án hành hình của tử tù

Tuy nhiên những phạm nhân lãnh án tử hình là tệ nhất. Họ thường phải ngồi trong phòng biệt giam và chờ đợi (đôi khi kéo dài đến vài năm). Tử tù cũng không biết khi nào họ sẽ bị xử tử, và họ phải thức dậy mỗi ngày trong nỗi lo sợ ấy. Sakae Menda, người đã được miễn tội chết và ra tù vào năm 1983, nói rằng “Mỗi khi quản tù dừng lại trước cửa phòng giam là tim tôi như muốn nhảy ra ngoài”.

Hầu hết những công dân bình thường không biết về hệ thống phạt tù tàn nhẫn này. Theo giám đốc sản xuất chương trình “The Scoop Special” của Asahi Tv, Ichiro Hara cho biết “Truyền thông thì chỉ chiếu những mặt tốt của “chốn thiên đường” này chứ không hề đề cập đến những vấn đề khác”. Luật sư Kana Sasakura chia sẻ rằng người Nhật chỉ đặt bản thân mình vào người bị hại, thay vì có cái nhìn đa chiều hơn.

Vào năm 2009, phe Dân Chủ ở Nhật Bản đã có động thái dành lại công bằng cho những phạm nhân, tuy nhiên sau thảo luận vào năm 2012, thì án hành hình bí mật này lại trở về như cũ vì phe chính quyền đã đứng về bên công tố và cảnh sát. Ngoài ra bên chính quyền còn thắt chặt xử lí các tội phạm vị thành niên, thay vì khoan hồng cho họ.

Các nhà chiến dịch đang hi vọng các thẩm phán tòa án có thể thay đổi cái nhìn về việc này. 1 trong 3 thẩm phán từng kết án ông Hakamada (tử từ được trả tự do sau 45 năm kết án), đã lên tiếng phản đối hình phạt độc ác này. Tuy nhiên các nhà chiến dịch cũng nói thêm là những thẩm phán này thường chỉ xem xét lại quyết định của mình khi họ gần nghỉ hưu, và không có động thái nào để thay đổi nó.

Nguồn: Economist.com

Vietnam Airline Sugoi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here