Công ty Nhật Bản đã có bước đi lớn trong việc xây dựng môi trường làm việc cho thế giới thứ 3

0
1077

Vào tháng 5 năm 2015, Hiroki Inaba, phó chủ tịch của tập đoàn Goldman Sach đã tiết lộ mình là người đồng tình sau 13 năm làm việc và 10 năm sau khi công ty thành lập LGBT Network.

 

 

Môi trường làm việc của Goldman Sach rất thân thiện và tôn trọng sự khác biệt. Điều này đã ủng hộ sếp của ông ,Naosuke Fujita, sống đúng với giới tính thật của mình.

“Tôi quyết định come-out để cảm ơn mọi nỗ lực của Fujita”. Inaba cho biết.

Hiện các công ty ở Nhật Bản cũng dần thay đổi cách nhìn cũng như bãi bỏ sự phân biệt với những nhân viên thuộc thế giới thứ 3 (đồng tính nam, nữ cùng chuyển giới).

Mặc dù vẫn chưa có điều luật nào cho phép việc kết hôn đồng giới, Goldman Sachs vẫn cung cấp quyền lợi cho những cặp đôi thuộc giới LGBT.

Fujita là một trong những người đi đầu trong việc ủng hộ nhân viên tham gia các sự kiện của giới LGBT cũng như nâng cao ý thức của cộng đồng về việc kì thị thế giới thứ 3.

Ông hiểu rõ nỗi đau khi phải đối mặt với việc bị tổn thương bởi những kì thị cũng như phân biệt của mọi người với thế giới thứ 3.

Fujita cũng bàn bạc với đại diện của công ty LGBT Network (cũng thuộc thế giới thứ 3) vào những năm 2011.

“Lời khuyên của người đại diện bên công ty đó với tôi chính là hãy thân thiện hết sức có thể, đó là những gì tôi cần làm” Fujita cho biết thêm.

Kể từ đó, Fujita đã để 1 lá cờ thất sắc trên bàn làm việc để nói lên mình thuộc thế giới thứ 3. Ông còn dán lô gô của LGBT Network trên điện thoại của mình. Ông còn tạo cơ hội để các nhân viên thảo luận về vấn đề kì thị thế giới thứ 3.

“Tôi không nghĩ rằng điều mình làm sẽ đủ sức để giúp Inaba come-out. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi nó có tác dụng”. Fujita chia sẻ.

Từ khi Inaba công khai giới tính, Fujita quyết định mở rộng nỗ lực của mình để đi đến với cộng đồng.

Fujita và Inaba đã lập một tổ chức tư nhân vào tháng 2 năm 2016 cho giới LGBT cùng các thành viên ủng hộ, với mục đích thấu hiểu cũng như bãi bỏ việc kì thị với thế giới thứ 3.

“Mục tiêu chính của tổ chức chúng tôi chính là sự tự do trong việc kết hôn đồng giới. Chính quyền cho phép các cặp đôi dị tính được kết hơn nhưng tại sao lại không cho phép những giới tính khác có quyền như thế”. Theo Fujita.

Trong vài năm trở lại đây, các chính quyền đã dần chấp việc kết hôn đồng giới.

Shibuya ở Tokyo đã đồng ý việc các cặp đôi đồng giới có thể có giấy chứng nhận chứng nhận hợp pháp thay cho giấy kết hôn. Các cặp đôi đồng giới sẽ có những quyền lợi tương tự như các cặp đôi dị tính khi đi bệnh viện hoặc thuê nhà. Ở các thành phố khác như Naha ở Okinawa và Iga ở Mie cũng thành lập các chương trình tương tự ,và mới nhất là Sapporo vào đầu tháng 6.

Tuy nhiên, hiện vẫn chua có điều luật hợp pháp cho các cặp đôi đồng giới kết hôn. Để giúp nâng cao nhận thức, Luật sư của LGBT và Allies Network đã cho ra mắt nhiều tài liệu như “Luật nước ngoài về hôn nhân bình đẳng”, để giúp giải thích cho việc hôn nhân đồng giới được chấp nhận ở các quốc gia khác như Mỹ, Canada, NewZealand.

Vào tháng 4, Fujita và Inaba đã nhận được giải thưởng “Vì những đóng góp to lớn cho cộng đồng quốc tế” bởi hội Liên hiệp Mỹ,cho “những nỗ lực để thay đổi và đóng góp cho lợi ích và quyền lợi của thế giới LGBT Nhật Bản”.

Giờ đây lãnh đạo của LGBT Network, Inaba đã tạo nên được một môi trường làm việc thân thiện với giới tính thứ 3 với 190 người.

Ông cũng tham gia giảng dạy cho những học sinh thuộc thế giới thứ 3. Tổ chức hằng năm từ 2009, giờ đây có đến 50 học sinh tham dự vào mỗi năm.

Những nổ lực khác để chống lại sự phân biệt cũng được phổ biến ở những nơi khác trên Nhật Bản.

IBM Japan đã tổ chức nâng cao nhận thức cho nhân viên từ 2004. Giờ đây việc này đã đem lại lợi ích cho nhân viên cùng những cặp đôi đồng tính.

Ngoài những thay đổi ở môi trường làm việc, công ty cũng áp dụng nhiều ở những nơi khác. Năm 2012, IBM Japan đã lập nên tổ chức Work with Pride “Làm việc trong tư thế ngẩng cao đầu” cùng với hội quyền con người NGO và tổ chức phi lợi nhuận Good Aging Yells.

Megumi Umeda, quản lí nhân lực ở IBM Japan, chia sẻ rằng quyết định này được lập ra sau khi công ty được chọn để tạo ra môi trường làm việc tiến bộ cho nhân viên thuộc thế giới LGBT.

“Tôi nghĩ đây là điều cần thiết để làm các công ty trong nước đứng lên để hành động” Umeda chia sẻ. Ngoài ra còn có sự tham gia của Sony Corp và Panasonic Corp là một trong những tập đoàn đầu tiên hợp tác với tổ chức “Work With Pride”.

Vào 2016, Work With Pride để ra chỉ đạo cho những công ty, tổ chức như trường học, để giúp việc xây dựng môi trường thân thiện với giới LGBT được tốt hơn. Tổ chức cũng được nhận rất nhiều giải thưởng vì những nỗ lực tuyệt vời.

Gon Matsunaka, đồng sáng lập Good Aging Yells, đã cho biết quyết định này được lập nên sau khi thỏa luận với những bộ phận muốn được thử nghiệm chương trình này.

“Họ muốn có được cơ hội để đứng đầu tổ chức”, theo Matsunaka, ngoài ra việc trao giải thưởng cũng là cách tốt để tạo động lực cho mọi người.

Giải pháp này cũng hướng đến việc xem xét xem các nhân viên thuộc thế giới thứ 3 có thể nhận lợi ích cần thiết hay không cũng như việc nhân viên có được hướng dẫn đầy đủ không. Nó cũng đề xuất đến việc xây nhà vệ sinh hoặc thay đồ cho mọi giới tính.

Năm 2016, tổ chức đã nhận được sự chấp thuận từ toàn thế giới và có thể tăng vào năm nay. Việc tham gia tổ chức diễn ra đến 15 tháng 9.

“Đây là cách để giúp mọi người luyện tập” Matsunaka cho biết.

“Sự đa dạng sẽ giúp việc quản lí con người cùng môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn , nhưng sẽ còn tuyệt hơn nữa nếu nó được áp dụng ngoài xã hôi” .Ông chia sẻ.

Theo Japantimes.com

Vietnam Airline Sugoi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here