Nhật Bản: Thiên đường của việc tìm lại đồ đạc đã mất

0
1709

Bạn bị mất điện thoại ở ga tàu? Đừng lo vì chúng điều có thể tìm lại đấy!

Từ lâu nay, Nhật Bản luôn được xem là quốc gia có hệ thống tìm lại đồ đạc thất lạc hiệu quả nhất. Từ ví, điện thoại, chìa khóa và dù đều có thể tìm lại ở đây.

Vào tháng 2 năm 2017, cô Maithilee Jadeja đã nhận 1 bức thư từ đồn cảnh sát Kumamoto để nhận lại điện thoại sau gần 2 tháng bị mất. Chiếc điện thoại ấy được tìm thấy ở 1 khe nứt ở gần núi lửa Aso. Theo thông tin được biết ,một người leo núi để tìm thấy chiếc điện thoại và đem về đồn cảnh sát cùng 1 bức thư “Mặc dù màn hình đã vỡ nhưng cô vẫn muốn nhận nó lại chứ?”.

Vài tuần sau đó chiếc điện thoại được bọc trong lớp ni lông chống va đập đã trở về tay cô. “Thật tuyệt diệu, nó vẫn còn hoạt động tốt”. “Tôi thật xúc động khi có người đã cố gắng tìm lại điện thoại giúp tôi”.

Ở Nhật, việc mất các thứ như điện thoại, ví, camera, chìa khoá hầu hết đều có thể tìm lại thành công.

Đây cũng chính là minh chứng cho sự thành thật cũng như sự nhiệt tình của cả quốc gia trong việc giúp đỡ tìm lại đồ đạc đã mất.

Thiên đường của đồ bị mất

Mark D West, tác giả cuốn sách Law in Everyday Japan: Sex, Sumo, Suicide, and Statutes, cùng trưởng khoa trường đại học Luật Michigan đã nói về Nhật Bản như 1 thiên đường của đồ thất lạc.

Vào 2016, trụ sở tìm đồ thất lạc của thủ đô cảnh sát Tokyo đã giữ gần 3,67 triệu đô la tiền bị mất, và gần 3/4 đã được đưa về đúng khổ chủ theo thống kê của cảnh sát.

Ngoài tiền, sở cảnh sát còn giữ hơn 3,83 triệu món đồ bị mất từ thẻ tín dụng đến bằng lái cũng như 381,135 cây dù.

“Luật về việc tìm đồ bị mất ở Nhật rất tiên tiến, chưa kể người tìm thấy đồ vật có thể có cơ hội nhận được 1 khoản tiền cám ơn từ người bị mất, cho nên hầu hết cư dân đều sẽ đem những vật bị mất đến đồn cảnh sát hoặc nơi giữ đồ thất lạc ở tiệm bách hóa”. Ông chia sẻ.

Koban hay đồn cảnh sát đều được dùng để xử lí những trường hợp bị mất cắp và có đến 6000 đồn ở khắp thành phố và nông thôn Nhật Bản.

Giáo dục ý thức từ sớm

Các bậc cha mẹ và giáo viên đều giáo dục cho trẻ em tầm quan trọng của việc thông báo đồ bị thất lạc ở đồn cảnh sát. Và hầu hết trẻ em ở Nhật đều biết đến koban và nơi để tìm thấy nó.

Toshinari Nishioka, cựu cảnh sát đã từng dạy ở đại học quốc tế Kansai đã chia sẻ cho dù trẻ em chỉ đưa 1 số tiền thất lạc nhỏ thì cảnh sát vẫn sẽ tìm trả lại đến cùng.

“Kể cả khi đó là 1 hay 5 yên, thì những cán bộ cũng sẽ làm việc nghiêm túc và tán dương sự thành thật của các em nhỏ. Mặc dù không phải là truy đuổi tội phạm nhưng đây cũng là cách tốt để làm đẹp cộng đồng”.

Tuy nhiên người nước ngoài cho rằng hệ thống tìm đồ thất lạc của Nhật Bản quá tốn kém cũng như làm xao lãng trách nhiệm của cảnh sát. Tuy nhiên với tỉ lệ tội phạm gần như thấp tuyệt đối so với thế giới thì việc lấy thời gian để tìm đồ thất lạc cũng không ảnh hưởng gì.

Đồ vật không thừa nhận

Mayuko Matsumoto ở tỉnh Shiga tây Nhật Bản đã kể lại rằng hồi cô còn bé, cô đã nhặt được 1 chiếc ví với số tiền 10,000 yên ở trong khi đang đi dạo cùng mẹ.

“Mẹ tôi đã đưa tôi đến đồn cảnh sát và trả lại chúng. Chú cảnh sát đã thưởng tôi cục kẹo”. Cô Matsumoto chia sẻ.

Tuy nhiên kẹo không phải là thứ người tìm được đồ vật bị mất nhận đâu. Luật ở Nhật Bản đã chỉ ra rằng nếu họ trả lại đồ vật bị mất, họ sẽ được nhận từ 5 đến 20% giá trị của món đồ ấy. Và nếu không ai chịu nhận món đồ ấy, chúng sẽ trở thành vật sở hữu hợp pháp của người tìm thấy.

Nếu đồ vật không được thừa nhận sau 3 tháng ở trong kho thì chúng sẽ được đưa lại cho các shop đồ cũ hoặc second hand để bán lại. Kenji Takahashi, 37 tuổi sống tại Momodani ở trung tâm Osaka và là chủ của cửa hàng Tetsudo Wasuremono Kensho đã nói rằng ông thường mua lại những đồ vật không chủ ở đồn cảnh sát Osaka để bán cho khách hàng.

Hình ảnh có liên quan
Kho chứa những cây dù bị bỏ quên trên tàu hoặc ngoài đường

Cửa hàng của ông bán tất cả mọi thứ từ cà vạt, kính mát, mũ bảo hiểm, ốp lưng điện thoại, chuỗi tràng hạt, gậy leo núi và túi đánh gôn và cả dù. Ông bán gần 10,000 cây dù mỗi năm.

“Tôi nghĩ việc kinh doanh của chúng tôi đang đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lí các món đồ bị mất. Đồ thất lạc sẽ bị thảy đi nếu chúng tôi không mua chúng. Nhìn chung lại, đây thật sự là một hệ thống trao đổi và mua bán tốt.” Takahashi cho biết.

Bên ngoài cửa hàng là Sasaki có đặt một linh vật là con gà trống. Takahashi đã tìm thấy nó trên vệ đường 5 năm trước khi ông đang về nhà. “Nó đang bị lạc cho nên tôi đã cho nó 1 mái nhà”.

Nguồn: alijazeera.com

Vietnam Airline Sugoi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here