Một thực tập sinh người Việt bị ép buộc phải phá thai hoặc là rời khỏi Nhật Bản!

0
1743
Chỉ làm việc, không được yêu!

Thông thường, lúc mới sang Nhật Bản làm việc, các lao động nước ngoài sẽ yêu cầu phải kí một bức thư đồng ý ngay tại cơ sở đào tạo trong đó có một điều khoản “Không có bất kì mối quan hệ yêu đương nào với những người khác giới”.

Đã trót vi phạm quy định và mang thai ngoài ý muốn, lại phải lựa chọn giữa việc phá thai để tiếp tục làm việc và trả hết khoản nợ khổng lồ của gia đình hoặc là từ bỏ việc thực tập tại Nhật Bản, một học viên kĩ thuật 22 tuổi người Việt đã quyết định bỏ trốn khỏi nơi mình đang làm việc.

Nhiều thực tập sinh nước ngoài mang thai ngay khi đang trong quá trình đào tạo tại đất nước không nhận được bất cứ sự thông cảm nào mà bị buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn từ phía ông chủ của họ và các tổ chức có liên quan.

Trong một số trường hợp, các tổ chức đào tạo tiền thực tập thậm chí còn cấm các học viên có mối quan hệ yêu đương và họ sẽ bị phạt tiền nếu như mang thai. Các nhà lập pháp lo ngại rằng các biện pháp như vậy có thể được cấu thành các hành vi vi phạm nhân quyền.

Bỏ con hoặc bỏ việc

Cô gái trẻ người Việt sau khi bỏ trốn và được phát hiện, hiện đã tìm được một nơi ẩn náu an toàn dưới sự che chở và bảo vệ của một nhóm nhân quyền tại khu vực đô thị Tokyo.

Cô gái 22 tuổi đến Nhật Bản làm việc tại một nhà máy sản xuất giấy ở miền tây theo chương trình đào tạo kỹ thuật của chính phủ. Nữ thực tập sinh này cho biết cô đã phát hiện mình mang thai ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiền thực tập kéo dài một tháng.

Tình cảnh túng quẫn đã buộc cô gái trẻ phải bỏ trốn.

“Hoặc là phá thai, hoặc là tôi sẽ đưa bạn quay trở lại Việt Nam. Sự lựa chọn là của bạn” Một người giám sát tại cơ sở đào tạo của cô đã nói với cô như vậy, đưa ra cho cô tối hậu thư và thậm chí còn sẵn sàng cung cấp thuốc phá thai miễn phí cho cô nếu cô muốn.

“Tôi muốn giữ con mình nhưng đồng thời cũng muốn tiếp tục làm việc tại Nhật Bản để trả nợ”.

Sinh ra ở một vùng quê nghèo khổ ở miền Bắc Việt Nam, cô gái trẻ thực sự bị giày vò bởi tình thế tiến thoái lưỡng nan. Chi phí chăm sóc và chữa bệnh cho người mẹ ốm yếu đã khiến gia đình cô vốn không khá giả nay lại càng kiệt quệ và chìm trong đống nợ nần. Bà của cô đã vay tới 1 triệu yen (khoảng 205 triệu đồng) từ họ hàng của mình để chạy vạy chi phí đi lại và thủ tục của cô đến Nhật Bản.

Cô đã có thai với một người đàn ông Việt Nam mà cô đã yêu trước khi cô đến Nhật Bản, nhưng chính anh ta lại phủ nhận về trách nhiệm của mình.

Cô gái trẻ đã nhận được sự giúp đỡ từ Maria Lan, 55 tuổi, cũng là một người được sinh ra ở Việt Nam nhưng định cư tại Nhật từ bé, hiện đang sống tại một nhà thờ Công giáo ở Kawaguchi, tỉnh Saitama sau khi cầu cứu cô nhiều lần qua các trang mạng xã hội.

Thư đồng ý là gì?

Tại một cơ sở đào tạo trước khi thực tập ở miền tây Nhật Bản, các thực tập sinh kĩ thuật đều được yêu cầu kí một lá thư đồng ý, trong đó có điều khoản cấm họ “có bất kì mối quan hệ lãng mạn nào với người khác giới”. Nó cũng ghi rõ rằng nam và nữ không được đến phòng của nhau.

Một cựu nhân viên từng làm việc tại cơ sở đào tạo nói rằng: “Các công ty muốn các thực tập sinh làm việc có hiệu quả. Nếu như một công nhân mang thai, năng suất lao động của cô ấy chắc chắn sẽ giảm. Chuyện một doanh nghiệp cho phép các học viên nghỉ thai sản có lẽ cũng chưa xảy ra bao giờ”.

Và trong tờ hướng dẫn dành riêng cho các giảng viên đào tạo tại các cơ sở lao động, còn có những quy tắc riêng dành cho trường hợp các thực tập sinh mang thai. Nếu một học viên mang thai muốn có con, cô ấy sẽ phải về nước đồng thời bị phạt một khoản tiền.

Còn nếu như cô ấy vẫn muốn tiếp tục thực tập tại Nhật Bản, cô sẽ có thể được phép tái nhập cảnh chỉ sau khi đã về nược và thực hiện các “thủ tục” cần thiết ở đó. Thực tập sinh cũng sẽ phải trả một khoản tiền phạt và chi phí vé máy bay của mình.

24 đứa trẻ đã bị bỏ đi: hành vi vô nhân tính của các cơ sở đào tạo?

Đền Nisshinkutsu ở phường Minato (Tokyo) đã tổ chức các dịch vụ tang lễ cho sinh viên và các thực tập sinh kĩ thuật người Việt qua đời tại Nhật Bản. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2018, ngôi đền đã ghi nhận 101 trường hợp tử vong, trong đó có tới 24 trẻ sơ sinh và những trường hợp thai nhi bị phá.

Syoichi Ibusuki, một luật sư đã quá quen thuộc với các vấn đề liên quan đến các học viên kỹ thuật nước ngoài, nói: “Rõ ràng là hành vi vi phạm nhân quyền và không thể chấp nhận được khi cấm học viên tham gia vào các mối quan hệ yêu đương và mang thai”.

Các dự thảo sửa đổi về Luật Nhập cư và Kiểm soát Người tị nạn, hiện đang được thảo luận ở Thượng viện, sẽ không cho phép nhiều lao động nước ngoài có visa làm việc mới, như học viên kỹ thuật, có quyền đưa các thành viên gia đình cùng mình đến Nhật Bản. Ibusuki chỉ ra rằng đó là bởi vì “công nhân được coi là không có gì ngoài đồ vật.”

Tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Thượng viện vào tháng 11/2016, chính phủ đã tuyên bố: “Việc các tổ chức giám sát và người sử dụng lao động nước ngoài buộc các thực tập sinh của mình trở về nước và phản đối mong muốn được có con của họ, là một hành vi phi pháp và không thể chấp nhận được”.

Vào năm 2013, một học viên kỹ thuật Trung Quốc đã đệ đơn kiện chủ của mình ở tỉnh Toyama, cáo buộc rằng cô đã bị sẩy thai sau khi công ty ép buộc cô trở lại Trung Quốc vì đã mang thai. Tòa án đã đưa ra phán quyết có lợi cho học viên.

Nguồn: The Asahi Shimbum

Vietnam Airline Sugoi

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here